Ngày xuân, xin
giới thiệu một số cổ phương tiêu biểu, nổi tiếng mà ngày nay vẫn lưu
truyền, được sử dụng khá hiệu quả trong trị liệu nhiều bệnh, tăng sức
khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ.
* Bài thuốc của Từ Hy Thái hậu
Như chúng ta đã biết, Từ Hy là người
thống trị thực tế của cả hai triều Đông Trị và Quang Trị cuối đời Thanh
Trung Quốc. Bà là một người không chỉ giỏi về mưu kế thao lược, quyền
hành mà còn là một người có thuật làm đẹp thật xuất sắc. Chính vì vậy mà
ngay cả khi bà đã bước vào tuổi cao niên nhưng dung nhan của Từ Hy vẫn
không suy giảm, bà vẫn giữ được phong thái như xưa. Dưới đây, xin giới
thiệu những bí phương mà thời nhà Thanh Từ Hy Thái hậu đã tin dùng.
Từ Hy Thái hậu
Một số phương từ hoa cúc dùng trong
các phương thuốc dưới đây là các loại cúc như cam cúc, bạch cúc hoa, cúc
hoa hồng, hoàng cúc,…đều thuộc họ Cúc Asteracae (Compositae).
- Cúc hoa diên linh cao (phương thuốc bí truyền trích từ cuốn “Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị” của Trần Khả Dực đời nhà Thanh).
Cách chế đơn giản, chỉ cần đem những
cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là hoa cúc khô thì
có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) cho vào xoong, đổ ngập nước, nấu
còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với
mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 12 - 15g
pha với nước sôi để nguội, uống vào lúc đói bụng.
Trong phương này gia thêm mật ong
trắng cho cô lại thành cao thì càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến
cơ thể nhẹ nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì
mật ong có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết
đau, thanh nhiệt lọc máu…
Dùng cao này thường xuyên có thể làm
da dẻ hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà ngày xưa, Từ Hy Thái hậu
đặc biệt yêu thích dùng cao Cúc hoa để được trường sinh bất lão. Đây là
phương thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho Từ Hy Thái
hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền.
Tăng vẻ đẹp, chống lão hóa:
- Phương “Từ Hy Thái hậu trú nhang
phương” được trích trong “Ngự hương phiêu diên lạc” là một bí phương chỉ
sử dụng trong triều chính Trung Hoa, ngày xưa được sử dụng cho Từ Hy
Thái hậu để làm đẹp và luôn trường thọ bất lão.
Dược liệu: Trân châu, lượng tùy ý.
Cách bào chế: Rửa sạch lấy
vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ, thì vớt trân châu ra giã
nghiền nát thành bột mịn, để khô cất đi dùng dần.
Cách dùng: Mỗi ngày uống từ 7 – 8g bột trân châu với nước trà nóng. Nhớ phải cách 10 ngày mới uống 1 lần nữa như vậy...
Hoa Cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9
âm lịch), Phục Linh 500g. Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với
rượu ấm, ngày 3 lần. Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm
lệ. Bài thuốc này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là
trường thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ.
- Dưỡng thọ đơn (Theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh)
Cúc hoa, Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch
xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh, Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế
tân,Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn
tử. Mỗi thứ 30g, tán bột, luyện với mật ong, vo viên bằng hạt ngô, mỗi
lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng đói. Phương thuốc này bổ ngũ tạng,
làm đẹp dung nhan, uống lâu càng khỏe và lâu già.
-Cam cúc phương:
Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3,
lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào
tháng 12, cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ.
Liều dùng: 1 đồng cân/lần, ngày 3 lần,
hoặc luyện với mật ong, làm viên bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần,
ngày 3 lần. Uống liền trong 100 ngày sẽ kéo dài tuổi thọ.
- Rượu Cúc:
Người xưa, thường dùng hoa cúc kèm với
nếp để cất rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu”. Kinh
Thi có câu “Thu ẩm hoàng hoa tửu” - mùa thu uống rượu hoa cúc.
Những ai không dùng được rượu có thể
thưởng trà cúc, theo cách đơn giản như sau: Trà không ướp, bạch cúc (hoa
cúc trắng khô), cam thảo; sau khi hãm rót trà ra chén, lấy một bông cúc
trong bình trà thả vào chén trà, thì cũng sẽ có đủ “vị, hương, sắc” của
bạch cúc hoa.
Mong ước “Trường sinh bất lão” không
những chỉ ở giới quyền quý cao sang mà còn là ước mơ của nhân loại. Bởi
vậy, ngay từ thời xa xưa, các danh y đã dày công tìm kiếm những phương
thuốc có công hiệu ấy. Trong quá trình tìm kiếm, họ đã phát hiện ra một
bài thuốc thần diệu như thuốc tiên để kéo dài tuổi thọ.
Đây là phương thuốc được các danh y
Trung Quốc tìm ra có lẽ vào thời Tây Hán và đặt tên là “Bát tiên trường
thọ” (có lẽ phương thuốc được các danh y nổi tiếng thời bấy giờ như
thánh y Trương Trọng Cảnh tìm ra và vị vua trị vì lúc đó là Hán Vũ Đế,
tên thật là Lưu Triệt (156 – 87 trước Công nguyên), là vị Hoàng đế thứ
bảy của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc đã tin dùng).
Tương truyền vua Vũ Đế đời nhà Hán
(Trung Quốc) muốn bất tử nên đã sai các bậc lương y nổi tiếng thời ấy
chế ra các thuốc Đan sa để uống. Do uống nhiều quá, chẳng những không
thành tiên để hưởng sự bất tử, mà nhà vua còn mắc thêm chứng bệnh bị
sốt, khát nước, đi tiểu nhiều lần…, làm sức khỏe suy sụp.
Trương Trọng Cảnh (tên hiệu là Tràng
Sa), là một lương y nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ, đã chế ra
phương thuốc “Bát vị” sắc cho nhà vua uống làm sức khỏe của vua hồi
phục. Về sau, qua ứng dụng trong trị liệu, Thánh y Trương Trọng Cảnh,
Tiên Ất và các bậc lương y nổi tiếng khác tiếp tục gia giảm, biến hóa
thành "Bát tiên trường thọ” và được lưu giữ, ứng dụng cho đến ngày nay.
Phương thuốc có tám vị, như các danh y
xưa đã chọn. Với cách phối ngũ thật tuyệt vời khiến phương thuốc đã
phát sinh công năng tăng cường tối đa việc bồi bổ thận âm nhằm kéo dài
tuổi thọ cho cơ thể.
Phương “Bát tiên trường thọ” bao gồm
các vị như Thục đia 16g, Sơn thù 8g, Hoài sơn 8g, Phục linh 6g, Đơn bì
6g, Trạch tả 6g, Mạch môn 6g, Ngũ vị tử 4g. Ngày uống 1 thang, chia 3
lần, cần uống liền 7 – 10 ngày...
* Phương “Kim quỹ thận khí hoàn”
Vào thời Đông Hán (năm 25 - 220 sau
Công nguyên, còn gọi là thời Hậu Hán), Thánh y Trương Trọng Cảnh (các
thầy thuốc về sau đều gọi là Tôn Sư, tôn ông là Thầy, vì công lao trước
tác của ông để lại cho hậu thế quá lớn. Trong Đông y tôn ông là Y Thánh)
đã lập ra phương Bát vị thận khí hoàn (còn gọi là Kim quỹ thận khí
hoàn, Quế phụ địa hoàng hoàn, để phân biệt với Tế sinh thận khí hoàn).
Cho tới ngày nay phương thuốc này vẫn được trọng dụng.
Phương thuốc gồm: Can địa hoàng (Sinh
địa) 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù (sao rượu) 16g, Phục linh 12g, Trạch tả
12g, Đan bì 12g, Quế chi 8g, Phụ tử (chế) 8g.
Toàn phương thuốc có công năng chủ trị
các chứng thận dương bất túc. Lưng là phủ của thận, thận là gốc của
Tiên thiên, trong đó ẩn chứa Mệnh môn hỏa. Nơi động khí của thận chính
là Mệnh môn. Nạn thứ 8 sách Nạn Kinh có chép: “Đây là rễ của mười hai
kinh mạch, là cửa của hô hấp, là nguồn của tam tiêu”. Các bệnh: Đàm ẩm,
thủy thũng, cước khí, chuyển bào (phụ nữ có thai bí tiểu) đều dùng bài
thuốc này. Riêng phụ nữ có thai bí tiểu thì thận trọng khi dùng.
Thuốc cũng chữa: Lưng đau chân mỏi, từ
nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện
không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy
(liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm); lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư
nhược.
Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/5/90/119351/Nhung-bai-thuoc-Trung-Hoa-co-dai-duoc-tin-dung.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét