Một
mùa gieo trồng mới lại đến trong cái nắng oi ả của vùng đất cực Nam Tây
Nguyên cũng là lúc buôn làng được dịp mở hội. Sức sống đại ngàn lại rộn
rã bên bếp lửa rừng với cây nêu, men say của rượu cần, điệu múa xoang
của các cô sơn nữ và những âm thanh ngân vang từ giàn chiêng 6 (của
người K’Ho, người Mạ), chiêng 3 (của người Churu)…
Và điểm nhấn của các hình thức nghi lễ trong Lễ hội cồng chiêng chính là Lễ đâm trâu (còn gọi là Lễ ăn trâu, Sa rơpu), một nét văn hóa đặc trưng mang đậm lối sống dân dã, gắn liền với tự nhiên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây được xem là sự kiện mừng lúa mới, cầu an hay phá điềm xấu, điềm gở cho buôn làng. Có thể có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng tính nhân văn sâu sắc của Lễ đâm trâu vẫn đã thể hiện từ bao đời nay qua bài cúng “Khóc trâu” của đồng bào với trích đoạn: “…Ta thương trâu đã mười năm/Ta chăn trâu đã đủ trăm ngày/Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối/Mời trâu ăn lá cây lần cuối/… Trâu chết đi để buôn làng vui/Cho thần lúa xuống ở trong nia/Cho thần lúa xuống ở trong thùng”.
Hòa trong không gian văn hóa phi vật thể của nhân loại với những giai điệu của cồng chiêng Tây Nguyên, phóng viên Báo ảnh Việt Nam xin giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh về Lễ hội cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 5.
Lễ đâm trâu.
Con trâu là vật tế thần linh trong Lễ đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên.
Tái hiện hình ảnh nhà rông Tây Nguyên trong Lễ hội.
Biểu diễn cồng chiêng trong Lễ hội.
Già làng K’Tính (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đọc bài cúng “Khóc trâu”.
Thiếu nữ dân tộc K’Ho trong điệu múa xoang.
Cồng chiêng và múa xoang của đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng luôn gắn với ngọn lửa và cây nêu.
Giới thiệu văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Cây nêu của đồng bào Tây Nguyên.
Thực hiện: Nguyễn Vũ Thành Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét