Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

THƯ VIỆN HUYỆN LÂM HÀ

            1. Đặc điểm tình hình:                                                                                      

           Thư viện Huyện Lâm Hà trực thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện được hình thành cùng với sự ra đời của Trung Tâm Văn Hóa – TT Huyện vào ngày 08 tháng 12 năm 1992 , Thư viện nằm trên đường Hùng Vương của huyện Lâm Hà, đây là một địa điểm rất thuận lợi cho bạn đọc khi đến tra tìm thông tin. Thư viện không chỉ là nơi tàng trữ sách báo mà còn là nơi cung cấp thông tin và tri thức thuộc mọi môn loại khác nhau, góp phần quan trong trong việc thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục…là niềm tự hào của cộng đồng người dân huyện Lâm Hà.

ĐIỂM DANH CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẢN CỦA NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN

Đến với Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của núi rừng nơi đây.
Gà nướng Bản Đôn
Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng.
 
Điểm danh các món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên 
Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.
 
Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.
Lẩu lá rung 
Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.
 
Điểm danh các món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên
 
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ. 
Cà đắng
Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó.
 
Điểm danh các món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên
 
Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.
Thịt nai Đăk - Lăk
Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được.
 
Điểm danh các món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên
 
Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.
Bò một nắng nướng
Bò một nắng nướng vốn là đặc sản của thị trấn Củng Sơn, Phú Yên nhưng ngày nay trở nên phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó, bò được đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.
 
Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với
 
Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với  Kiến vàng (hay còn gọi là kiến càng) sau khi được rang lên và giã nhuyễn với lá then len(tên gọi một loại lá rừng) Xé miếng thịt bò, chấm vào chén muối kiến vàng và thưởng thức cùng các loại rau, bạn sẽ cảm nhận được thịt bò mềm hòa cùng vị ngọt, chua của muối kiến.
Cơm Lam Tây Nguyên 
Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người đàn ông Tây Nguyên khi xưa. Hiện nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản làm say lòng du khách.
 
Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với
 
Khi thưởng thức chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt khúc và bạn đã có món cơm lam dẻo, thơm hấp dẫn. Người Tây Nguyên thường dùng cơm lam với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng.
Nước suối trong vắt của núi rừng cùng với vị ngọt của ống nứa nơi đầu non đầu non đã tạo nên món cơm lam có hương vị đặc biệt, làm say lòng bất cứ ai nếu đã từng thưởng thức.
Phở khô Gia Lai
Người Gia Lai xem món phở khô như một món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn của mình. Hương vị của phở khô Gia Lai khác hẳn với các loại phở khác, nước dùng của món ăn này cũng rất khác với món phở bắc truyền thong.
Ngoài phở là nguyên liệu chính thì những miếng thịt heo và thịt bò, các loại rau sống, tương xay và sa tế cũng góp phần tạo nên vị phở thơm ngon, độc đáo mà không nơi nào có được.
 
Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với 
Khi thưởng thức món phở khô độc đáo này, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò mềm, thịt heo, vị đậm đà của nước dùng hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau sống vô cùng hấp dẫn.
 
Nhữ Trang
Tổng hợp

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Vai trò của công nghệ thông tin đối với đời sống xã hội

          Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống. CNTT đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh tiểu học….Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT.

Huyện Lâm Hà

1. Giới thiệu
 Huyện Lâm Hà có ranh giới phía Bắc giáp huyện Đam Rông, phía Đông giáp thành phố Đà Lạt, phía Đông Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Di Linh, đều là các huyện thị của tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ ranh giới với huyện Di Linh là sông Da Dâng (tức sông Đồng Nai), chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc. Tuy là một huyện mới nhưng cư dân bản địa có quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Phần lớn đất đai của huyện Lâm Hà được tách ra từ huyện Đức Trọng, sáp nhập thêm 3 xã thuộc vùng tây bắc của huyện Lạc Dương. Vì vậy, tuy trung tâm huyện lỵ chỉ cách thành phố Đà Lạt 50km, nhưng huyện Lâm Hà có đến 1/2 diện tích thuộc vùng sâu, vùng xa, có nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Sự ra đời của huyện Lâm Hà gắn liền với kết quả của sự nghiệp xây dựng các vùng kinh tế mới Hà Nội trên đất Lâm Đồng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG LÂM ĐỒNG


Vừa qua, ngày 29 và 30/4, không gian văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung đã được hơn 300 nghệ nhân (thuộc ba dân tộc bản địa: K’Ho, Mạ, Chu Ru) tái hiện một cách sinh động trong Lễ hội cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 5 diễn ra tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Một số định hướng về hoạt động nghiệp vụ đối với thư viện cấp huyện trong thời kỳ đổi mới

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, huyện là địa bàn kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, nông dân với công nhân,  kinh tế toàn dân với kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác. Huyện là trọng điểm để tiến hành xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người mới ở nông thôn.

GIỚI THIỆU VỀ QUỸ BILL & MELINDA GATES VÀ DỰ ÁN

           
I. QUỸ BILL & MELINDA GATES (BMGF)
    Được dẫn dắt bởi một niềm tin rằng mỗi một cuộc đời đều có giá trị như nhau, BMGF làm việc để giúp tất cả mọi người có sức khỏe dồi dào và cuộc sống hữu ích. Tại các nước đang phát triển, Quỹ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe con người và cho họ cơ hội để chính họ tự thoát khỏi nạn đói và nghèo cùng cực. Ở Mỹ, Quỹ tìm cách để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người có ít nguồn lực nhất, được tiếp cận với các cơ hội mà họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống. Quỹ đặt trụ sở ở Seattle, lãnh đạo là CEO Jeff Raikes và đồng chủ tịch William H. Gates Sr., hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bill và Melinda Gates, và Warren Buffett.